Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Xử phạt trường hợp đầu tiên khi chưa sang tên, đổi chủ

Nếu quy định phải thực hiện xác minh ngoài đường thì cũng được nhưng sẽ khó cho người dân và không tạo được sự đồng thuận. Vì vậy trước mắt Tổng cục VII quy định ngoài đường thì chấp nhận trình bày. Thiếu tướng Nghị cũng thừa nhận khi Nghị định 71 ban hành, có tình trạng CSGT lúng túng khi áp dụng quy định này.

Một người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, không có gương chiếu hậu đã bị CSGT tỉnh Thái Nguyên xử phạt thêm cả lỗi chưa sang tên, đổi chủ phương tiện. Đây được xem là trường hợp chưa sang tên, đổi chủ đầu tiên bị xử phạt theo Nghị định 71.

Biên bản do Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) lập ngày 13-11 ghi rõ: anh Mai Thành Nam (SN 1988, ngụ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) điều khiển xe máy BKS 14H8-0168 đã vi phạm 3 lỗi: không đội mũ bảo hiểm (mức phạt trong Nghị định 71 là 100-200 nghìn đồng - PV), không có gương chiếu hậu (300-500 nghìn đồng - PV) và chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện (800.000-1.200.000 đồng - PV) theo quy định.

Biên bản xử phạt anh Mai Thành Nam về lỗi chưa sang tên, đổi chủ

Tổng số tiền anh Mai Thành Nam phải nộp phạt cho 3 lỗi này trong khoảng 1.200.000 - 1.900.000 đồng. Biên bản xử phạt này ngay lập tức được đưa lên Facebook và gây bức xúc cho cộng đồng mạng.

Theo Công điện 141 ngày 11-11 gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố của Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII-Bộ Công an), trường hợp người điều khiển xe trên đường có giấy tờ xe không chính chủ mà người đó nói là xe mượn của người thân, xe thuê thì chưa xử phạt.

Theo thống kê của Tổng cục VII, đến hết ngày 11-11 lực lượng CSGT trên cả nước chưa xử phạt bất cứ trường hợp nào liên quan đến lỗi này.

Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an) cho biết, khi vi phạm các lỗi phải tạm giữ xe hoặc chiếc xe đó gây ra tai nạn thì CSGT mới truy nguồn gốc chủ xe, đã làm thủ tục sang tên, đổi chủ hay chưa để ra quyết định xử phạt.

Còn Thượng tá Nguyễn Kim Hải - phụ trách Phòng Hướng dẫn tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông - Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - cho biết sẽ không có chuyện CSGT lập chuyên đề xử phạt riêng về lỗi chưa sang tên, đổi chủ.

Với hai lỗi điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm và xe không có gương chiếu hậu của anh Mai Thành Nam, theo quy định tại Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa tới mức phải tạm giữ xe.

Trong biên bản xử phạt của Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến cũng thể hiện rõ điều này, khi chỉ tạm giữ giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe của anh Nam. Biên bản cũng đề nghị anh Nam có mặt Đội CSGT Công an TP Thái Nguyên vào sáng 22-11 để giải quyết.

Như thế có thể hiểu, lực lượng CSGT Công an TP Thái Nguyên đã “cố gắng” truy hỏi việc anh Nam có phải là chủ nhân của chiếc xe này hay không và việc anh Nam trung thực thừa nhận là “có” đã khiến anh bị xử phạt (?!).

Trước đó, tại buổi họp báo chiều ngày 12-11, trả lời câu hỏi của Báo Người Lao động về việc làm thế nào xác định xe đi mượn hay xe chưa sang tên đổi chủ, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó tổng cục trưởng Tổng cục VII - cho biết, việc xác định được phương tiện mua bán có sang tên hay không rất khó khăn.

Sau khi nhận được phản ánh của Báo Người Lao động, Thượng tá Hoàng Văn Ninh - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên - cho biết đang tiến hành xác minh về sự việc xử phạt thêm lỗi chưa sang tên, đổi chủ với anh Mai Thành Nam.

Phí để đăng ký xe: Đề nghị tăng sốc

Theo tờ trình của UBND TPHCM, biểu mức thu mới đối với xe cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam), giấy đăng ký kèm theo biển số được tính như sau: Ô tô (trừ ô tô dưới 10 chỗ ngồi, kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách có mức thu 500.000 đồng/lần/xe; ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách có mức thu 20 triệu đồng/lần/xe; sơ mi rơ-moóc đăng ký rời, sơ mi rơ-moóc: 200.000 đồng/lần/xe; xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ), trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống: mức thu 1 triệu đồng/lần/xe, trị giá trên 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: mức thu 2 triệu đồng/lần/xe, trị giá trên 40 triệu đồng: mức thu 4 triệu đồng/lần/xe.

Biểu mức thu mới đối với ô tô tăng gấp 10 lần; xe máy (đăng ký lần đầu) từ 1 triệu đồng/lần/xe đến 4 triệu đồng/lần/xe.

UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP xem xét thông qua việc ban hành mức thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tỉ lệ phần trăm để lại trên địa bàn.

Tăng phí để hạn chế phương tiện cá nhân

Theo lý giải của UBND TPHCM, số lượng phương tiện giao thông cá nhân (nhất là mô tô, ô tô dưới 10 chỗ ngồi) tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm. Do đó, cần tăng mức thu của một số loại phí để giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, trong đó có lệ phí cấp mới giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Cũng theo UBND TP, mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện hành áp dụng từ năm 2003 theo quy định tại Thông tư số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 212/2010/TT-BTC ngày 21/12/2010 về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thay thế Thông tư số 34 và có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2012. Do đó, TP cần thiết ban hành mức thu lệ phí theo quy định mới.

 Đăng ký xe tại Đội Đăng ký, Quản lý Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

UBND TP cho biết nguyên tắc xây dựng mức thu là bảo đảm thu hồi đủ chi phí phục vụ, phần còn lại góp phần để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông TP và bảo đảm xác định loại phí này không vượt quá mức thu đã được quy định tại điều 4 Thông tư số 212 của Bộ Tài chính.

Thu được 1.200 tỉ đồng/năm

Theo mức mới này, UBND TPHCM dự kiến số tiền lệ phí thu được trong 1 năm là gần 1.200 tỉ đồng. Toàn bộ lệ phí thu được, sau khi trừ số tiền mua biển số theo mức giá của Bộ Tài chính quy định (giá thực tế ghi trên hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành), phần còn lại (coi như 100%) được đề xuất trích để lại 5% nhằm bảo đảm chi phí phục vụ cho việc thu lệ phí của Công an TP, 95% được cơ quan công an nộp vào ngân sách Nhà nước.

CSGT không có quyền “ách” xe lại kiểm tra về nguồn gốc

Nghị định 71 qui định: “Phạt từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe mô tô, xe máy vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định; Phạt từ 8-10 triệu đối với chủ xe ô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định”. Đây là nội dung đang gây nhiều tranh cãi và khiến nhiều người từng mua và đang sử dụng xe mô tô, xe máy, ô tô đã qua sử dụng lo lắng.

Cơ quan chức năng phải xem xét lại và đề nghị với Chính phủ để sửa đổi, loại nội dung này ra khỏi Nghị định 71.

Xung quanh nội dung này, ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội.

PV:
Thưa ông, hiện tại nhiều người lo lắng sẽ bị phạt khi tham gia giao thông vì đã không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định của Nghị định 71. Là chuyên gia luật, ông có suy nghĩ gì về điều này?

Ông Đinh Xuân Thảo: Nghị định 71 là văn bản qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nội hàm của nó phải là những hành vi vi phạm giao thông của những người tham gia giao thông. Người thực thi là cảnh sát giao thông căn cứ vào qui định đóđể phạt. Có thể khẳng định Nghị định 71 ban hành vào thời điểm này là đúng lúc, phù hợp. Bởi lẽ, nó đảm bảo cập nhật theo qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật mà trong đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điều chỉnh thì chế tài áp dụng theo xu hướng nghiêm khắc, nặng hơn, cao hơn, đảm bảo việc tuân thủ, chấp hành nghiêm túc, nghiêm minh luật pháp trong từng lĩnh vực. Đấy là cái đúng. Các điều khoản qui định khác là phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính mà Quốc hội đã thông qua.

PV:
Vậy điểm bất hợp lý của Nghị định này là gì, thưa ông?

Ông Đinh Xuân Thảo: Qui định tại điểm 8 về sửa đổi Điều 33, tại khoản 3 và điểm e về phạt đối với chủ xe máy và tại khoản 8 điểm c về xử phạt đối với chủ phương tiện thì phạm vi điều chỉnh của hai khoản mục này là không phù hợp. Vì, hai qui định này liên quan đến sở hữu tài sản. Chế định về sở hữu tài sản lại được qui định trong Bộ luật dân sự. Thứ nữa là quyền sở hữu đó liên quan đến việc chuyển đổi, giao dịch về dân sự (mua bán, tặng, cho… tài sản). Đối với tài sản khi giao dịch, mua bán phải đóng phí và lệ phí, thuế thì thực hiện theo luật và các văn bản pháp luật về phí và lệ phí. Nội dung này không phải là hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông.

PV:
Có nghĩa là qui định này đã “đặt nhầm chỗ” thưa ông?

Ông Đinh Xuân Thảo: Tôi đã nghiên cứu rất kỹ qui định của Nghị định 71. Nội dung qui định tại hai điều khoản đó là không đúng đối tượng điều chỉnh của Nghị định. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh phải phù hợp vì qui định của Nghị định này để lực lượng cảnh sát giao thông, những người kiểm soát an toàn giao thông trên đường bộ áp dụng, kiểm soát vi phạm đối với những người tham gia giao thông.

Trong này, nội dung qui định là đúng nhưng đặt không đúng chỗ. Qui định trong này là phạt đối với chủ xe máy, ô tô chứ không thể phạt đối với người sử dụng phương tiện đó. Chủ xe - theo Luật Dân sự qui định phải là chủ tài sản, phương tiện đó, phải là đích thực. Là chủ thì có đủ 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn kể cả người đi mượn, người được ủy quyền thì cũng không phải chủ xe. Chủ xe không phải lúc nào cũng gắn liền với chiếc xe. Chiếc xe chỉ là phương tiện giao thông lưu thông trên đường do những người không phải chủ xe, thân nhân gia đình, bạn bè… mượn xe để đi.

PV:
Nhưng cảnh sát có thể “”tuýt” bất cứ ai đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ, thưa ông?

Ông Đinh Xuân Thảo: Cảnh sát giao thông không có quyền bắt một người dân đi trên đường khi họ không có vi phạm gì để phải chứng minh cho được nguồn gốc phương tiện đó ở đâu.

Đối với những người sử dụng phương tiện giao thông mà vi phạm thì cảnh sát giao thông có quyền xác minh kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện đó và xem nguồn gốc đó gắn với người sử dụng như thế nào. Có thể người chủ phương tiện lại trao phương tiện của mình cho một người không được phép sử dụng. Ví dụ, anh có xe ô tô nhưng lại giao cho người không có bằng lái xe ô tô điều khiển. Ở đây là qui trách nhiệm của chủ xe nhưng trong trường hợp đó là có vi phạm xảy ra thì người thi hành công vụ mới có quyền yêu cầu người sử dụng phương tiện có nghĩa vụ, trách nhiệm phải chứng minh.

Bình thường mà người tham gia giao thông không vi phạm thì người thi hành công vụ không có quyền ách xe lại, chất vấn, kiểm tra nguồn gốc của các phương tiện đó là ở đâu. Điều này phải làm cho rõ ràng, minh bạch và sử dụng thẩm quyền của cơ quan công quyền của cán bộ thi hành công vụ ở đâu và đối với người dân trách nhiệm của họ thế nào. Không phải là anh thực hiện một cách tùy tiện, muốn kiểm tra ai thì kiểm tra. Anh kiểm tra bằng lái thì có thể được nhưng việc bắt chứng minh nguồn gốc xe ở đâu mà có thì không được.

PV:
Điều này có nghĩa, nội dung của qui định này không phải áp dụng với người tham gia giao thông và không áp dụng với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ?

Ông Đinh Xuân Thảo: Qui định về việc đi xe phải sang tên, đổi chủ, phải chính chủ là qui định thuộc sở hữu (qui định trong Bộ luật dân sự). Nội dung phạt đối với chủ sở hữu tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ. Cho nên, nội dung này không được qui định trong Nghị định 71. Cơ quan tham mưu trình Nghị định này (Bộ Giao thông – Vận tải) trình Chính phủ ban hành phải xem xét lại và đề nghị với Chính phủ để sửa đổi. Đề nghị loại nội dung này ra khỏi Nghị định 71. Qui định này là cần thiết vì phục vụ cho việc quản lý Nhà nước đối với phương tiện, đảm bảo an toàn tài sản, bảo vệ chủ sở hữu tài sản đó. Kèm theo đó, có việc đóng phí, lệ phí và cơ quan chức năng phải làm việc này.

PV:
Vậy để hạn chế tình trạng mua bán xe máy, ô tô nhưng lại không sang tên, đổi chủ, gây thất thoát thuế, phí và khó khăn cho việc quản lý thì phải làm thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Xuân Thảo: Chúng ta phải rà soát lại các qui định khác (Luật dân sự, Luật phí và lệ phí). Mức thuế chước bạ, phí, lệ phí để làm thủ tục sang tên, đổi chủ phải ở mức hợp lý. Qui định hiện nay, đối với xe ô tô là 10% và xe máy là 2% là quá cao. Mục đích của việc sang tên đổi chủ là quản lý hành chính chứ không phải là nguồn thu cho ngân sách. Đây không phải là lĩnh vực kinh doanh hay tiêu thụ đặc biệt. Nếu là lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ đặc biệt thì Nhà nước dùng thuế để điều tiết lưu thông. Nhưng đây là giao dịch bình thường, phổ biến trong đời sống nhân dân cho nên cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện giao dịch đó. Hay nói cách khác là để Nhà nước thực hiện được việc quản lý hành chính chứ không phải để tăng thu.

PV:
Xin cảm ơn ông!

Sang tên xe cũ: Sợ phạt nhưng dân vẫn e “ngại” làm thủ tục?

Khi được hỏi về việc công ty có thông báo gì về vấn đề này cho các lái xe, anh Huân cho biết thêm: "Hiện các chủ xe còn vô tư vì nghe nói vẫn chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Thế nên anh em lái xe cũng vẫn lưu thông trên đường với những giấy tờ có từ trước tới nay. Còn những người có xe riêng để lái taxi thì vẫn đợi nghe ngóng xem áp dụng xử phạt thế nào mới đi đăng kí chính chủ. Hơn nữa, nhiều anh em lái xe là dân ngoại tỉnh, xe lại mua bán qua nhiều chủ nên việc đăng kí càng khó khăn hơn. Mong sao, các cơ quan chức năng sớm xem xét các trường hợp cụ thể để luật thực sự bám sát với cuộc sống".

Nghị định 71 đã được áp dụng từ ngày 11/11, nhưng đa phần người dân vẫn còn thờ ơ với việc đi đăng kí xe chính chủ và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu. Sợ mất thời gian vì thủ tục rườm rà, đợi giảm chi phí xuống dưới 1% giá trị xe hay nhiều người vẫn muốn tìm cách lách luật?

Chi phí cao

Nghị định 71 đã chính thức có hiệu lực thi hành khiến nhiều người tham gia giao thông thực sự lo lắng bởi Việt Nam là nước có ước tính đến 40% số xe đang lưu hành đều thuộc diện không chính chủ. Tuy nhiên, trái với dự đoán về số người sẽ đến đăng kí thay tên đổi chủ cho xế cưng của mình, mấy ngày qua, tại các cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện quyền thay tên đổi chủ cho xe thì số lượng người đến thực hiện luật vẫn không tăng là bao nhiêu, chủ yếu vẫn là đăng kí mới. Vậy số phương tiện chưa chính chủ còn lại tính sao?

Việc tăng mức xử phạt tiền đối với người vi phạm quy định về đăng kí quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông cá nhân theo quy định tại Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, dư luận đã có sự hiểu lầm giữa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định với việc đi xe không chính chủ.

Việc xử phạt đối với hành vi này là chuyện hết sức bình thường, không phải là quy định mới. Nghị định số 71/2012/NĐ-CP (sửa đổi từ Nghị định 34) chỉ nâng mức phạt tiền đối với trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Không phải bây giờ mà từ trước nay, Luật Giao thông đường bộ đã có quy định: Khi mua bán, cho tặng phương tiện, người bán và mua đều có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu. Tại khoản 2 Điều 439 bộ Luật Dân sự cũng có quy định đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Đồng thời, theo mục B Thông tư số 36/2010/TT-BCA thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe. Tuy nhiên, quy định trên vẫn chỉ được thi hành trên giấy bởi theo thống kê thực tế đang có 30-40% là xe mua bán chưa sang tên đổi chủ.

Việt Nam là nước ước tính có 40% số phương tiện giao thông đang lưu hành không chính chủ

Có nhiều lý do khiến người dân ngại đi làm thủ tục sang tên đổi chủ. Anh Quang Minh- chủ một cơ sở cho thuê xe ô tô tự lái, xe du lịch trên đường Láng (Hà Nội) cho biết: "Hiện tại, công ty tôi có nhiều xe được mua lại từ chủ cũ, hoặc kí hợp đồng cho mượn từ chủ sở hữu. Với xe mua cũ, chi phí làm thủ tục khá cao, lại phải đăng kí rườm rà, rắc rối nên khi mua xe, tôi và người bán chỉ thống nhất làm chỉ giấy viết tay có chữ kí của hai bên. Xưa nay việc mua bán xe cộ tại Việt Nam vẫn chủ yếu là chỗ bạn bè quen biết, tin nhau là chính, đâu cần phải ra tận chính quyền làm thủ tục hay công chứng gì cho rắc rối".

Để sang tên một chiếc ô tô cũ, người mua sẽ phải nộp phí trước bạ tương đương 10 đến 15% giá trị còn lại của chiếc xe, mức áp dụng tùy từng địa phương. Giá trị còn lại này được tính dựa trên thời gian sử dụng. Ví dụ xe đã chạy từ 1 đến 3 năm, giá trị sử dụng bằng 70% so với giá mua từ năm sản xuất hoặc nhập khẩu. Sau 3 đến 6 năm, giá trị xe còn 50%. Cứ mỗi lần sang tên chủ mới, chiếc xe sẽ lại thêm một lần "được" đóng phí trước bạ. Nhiều chủ xe cho rằng, mức thuế phí hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến việc 40% lượng xe đang lưu thông chưa sang tên đổi chủ.

Thủ tục rườm rà

Cũng tương tự như phí trước bạ và chuyển nhượng là đất rất đắt đỏ, người mua và người bán xe đều lách luật bằng cách thông đồng hạ giá xuống khiến nhà nước thất thu. Bây giờ nếu giá chuyển nhượng hạ xuống thì có thể người dân sẽ tự nguyện đến đăng kí làm thủ tục nhiều. Ngoài vấn đề chi phí, cách đăng ký của các cơ quan hiện nay cũng rất phức tạp, công chứng, nộp tiền, rất mất thời gian nên người dân càng thêm ngại.

Theo quy định của pháp luật, người dân muốn đăng kí xe chính chú phải mang giấy tờ cá nhân như chứng minh thư nhân dân. Nếu nơi thường trú ghi trong giấy chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Tiếp đến là phải chuẩn bị đủ các loại giấy tờ liên quan đến phương tiện từ giấy khai đăng kí xe, giấy chứng nhận đăng kí xe, chứng từ chuyển nhượng quyền sở hữu theo quy định, chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.

Đó là chưa nói đến việc đăng ký sang tên sẽ phải thay đổi cả biển số cũ nếu biển cũ là biển 3 và 4 số (sẽ được đổi thành biển 5 số). Đối với những xe chuyển từ tỉnh khác chuyển đến thì không cần giấy chứng nhận đăng kí xe mà thay vào đó là giấy khai sang tên và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển nhượng quy định và hồ sơ gốc của xe theo quy định. Đối với những xe di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác cần phải có chứng từ chuyển nhượng xe theo quy định.

Anh Quang Huân, một tài xế taxi cho biết, xe do anh đang lái đều do công ty đứng tên, hầu hết các lái xe taxi chỉ là người làm thuê. "Các thủ tục chuyển nhượng, ủy quyền phải qua nhiều bước rất mất thời gian. Trong khi anh em lái xe thì hầu hết đánh bóng mặt đường, phải làm tăng ca đủ kiểu mới đủ tiền kiếm sống lấy đâu ra thời gian đi đăng kí, làm đầy đủ các thủ tục. Nếu cứ áp dụng thế này thì tiền lương không đủ cho tiền phạt", anh Huân lo lắng.

Từ khi mới có thông tin về Nghị định 71 đưa vào áp dụng trong quản lý giao thông, nhiều người dân cũng có tâm lý hoang mang và tìm hiểu kĩ về quyền sang tên đổi chủ của phương tiện giao thông. Tuy nhiên, sau một "hồi tá hỏa tam tinh" đi tìm hiểu luật thì nhiều người lại tặc lưỡi "mặc kệ thôi". Không phải vì không tin vào khả năng xử lý của cơ quan chức năng mà lý do được đưa ra là: Luật loằng ngoằng khó hiểu quá, để chuẩn bị sang tên đổi chủ xe phải qua bao nhiêu bước giấy tờ và xin phép này nọ thì quá mất thời gian và tiền bạc.

Xe cũ 'khóc đứng khóc ngồi' chỉ vì luật 'xe chính chủ'

Không chi ô tô mà thị trường xe máy cũ cũng điêu đứng vì “xe chính chủ” bởi khá nhiều xe cũ hiện đã qua tay nhiều đời chủ nên khó làm thủ tục sang tên

Khách cũ dồn dập hỏi thủ tục, khách mới “lặn mất tăm”, các salon xe đã qua sử dụng “khóc đứng khóc ngồi” vì lu ật “xe chính chủ”.

Tháng trước, chỗ mình bán được gần 50 xe các loại vậy mà từ hôm có thông báo về việc áp dụng xử phạt xe không sang tên đổi chủ, bọn mình chẳng có việc gì khác là trả lời thắc mắc của những khách hàng cũ còn khách hàng mới thì lặn mất tăm”, anh Tuấn, phụ trách bán hàng tại một showroom xe đã qua sử dụng trên đường Láng than thở với phóng viên VTC News.

Khách cũ dồn dập hỏi thủ tục, khách mới “lặn mất tăm”, các salon xe đã qua sử dụng “khóc đứng khóc ngồi” vì “xe chính chủ”.

Anh Tuấn cho biết thị trường xe cũ mới túc tắc nhộn nhịp trở lại được hai ba tháng trở lại đây thì nay lại có dấu hiệu đóng băng trở lại vì khách hàng lo ngại vấn đề xe chính chủ.

Rắc rối về thủ tục cùng việc đội chi phí khi mua xe cũ khiến nhiều người tiêu dùng có dự định mua xe cũ phải “nghĩ lại”.

Trên thực tế, trước đây không ít người chọn mua xe có biển để “trốn khoản phí trước bạ” có thể lên tới vài trăm triệu đồng và để đỡ tốn thời gian đi làm biển. Vì thế, khi quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ được áp dụng, những người có nhu cầu mua xe đã và đang phải cân nhắc lại. Không ít người tạm dừng kế hoạch mua xe cũ để dành tiền sắm xe mới cũng có người hoãn mua để “nghe ngóng” bởi có thông tin về khả năng giảm phí trước bạ cho xe cũ.

Khảo sát thực tế của chúng tôi tại một loạt các showroom xe đã qua sử dụng tại đường Láng, Lê Văn Lương, Phạm Hùng hay khu vực Long Biên cho thấy, lượng khách hỏi xe mới rất thưa thớt trong khi có không ít khách mua xe từ trước trở lại hỏi thủ tục giấy tờ để sang tên đổi chủ.

Anh Văn, nhân viên bán hàng tại một salon xe cũ ở Long Biên cho biết trong gần 1 tuần qua khá nhiều khách hàng cũ đã liên hệ để hỏi và yêu cầu hỗ trợ làm thủ tục sang tên đổi chủ. Một số showroom đều hỗ trợ miễn phí cho khách hàng dịch vụ sang tên đổi chủ nhưng cũng có nơi đòi phí từ vài trăm nghìn đồng đến 3-4 triệu đồng tùy theo loại xe sang tên đổi chủ từ xe công ty đến xe đăng kí cá nhân.

"Nếu muốn làm dịch vụ từ A đến Z như lo giấy tờ, bấm biển... khách hàng có thể mất 3-4 triệu đồng/xe" , anh Văn cho hay.

Khách ít khiến giá xe cũ cũng giảm nhẹ từ vài trăm nghìn tới 1-2 triệu đồng tùy theo độ hot của các dòng xe. Các dòng xe giữ giá như Toyota Altis, Toyota Camry giá hầu như không đổi nhưng các dòng xe bán chậm hơn như Chevrolet Captiva ít nhiều được giảm giá.

Chợ xe cũ Dịch Vọng ở Hà Nội trở nên vắng vẻ hơn hẳn và khách đến để bán xe nhiều hơn là mua. Trước đây, khi mua xe máy cũ, hầu hết khách hàng chỉ yêu cầu cửa hàng viết giấy tay và nhận giấy tờ là xong để khỏi phải tốn thêm 500.000 - 1 triệu đồng/chiếc (tùy giá trị xe) cho các thủ tục sang tên. Việc phải sang tên đổi chủ vừa mất thời gian vừa tốn tiền nhất là với những dòng xe cũ giá rẻ khiến khách hàng tạm hoãn hoặc bỏ luôn việc mua xe cũ.

Honda Việt Nam dành 108 tỷ đồng để cho khuyến mại

Theo đó, từ ngày 15/11/2012 đến hết ngày 31/12/2012, khi mua 1 trong các kiểu xe Wave 110 RSX (phiên bản tiêu chuẩn hoặc phiên bản thể thao) hoặc VISION do Honda Việt Nam sản xuất, khách hàng sẽ được tặng ngay 01 phiếu quà tặng trị giá 888.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

Honda Việt Nam vừa chính thức khởi động chương trình khuyến mại đặc biệt mang tên “Xe về nhà, Quà nặng túi” dành cho khách hàng mua xe Wave 110 RSX và VISION. Tổng giá trị quà tặng của chương trình khuyến mại dự kiến lên đến 108 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

Phiếu quà tặng sẽ được sử dụng cho việc mua xe do Honda Việt Nam sản xuất được bán tại các HEAD; Mua phụ tùng, phụ kiện, dầu nhớt, mũ bảo hiểm của Honda Việt Nam và Làm dịch vụ ngay tại HEAD nơi khách hàng đã mua xe và nhận được phiếu quà tặng. Phiếu quà tặng sẽ được sử dụng ngay trong lần mua xe trong đợt khuyến mại này, hoặc cho những lần sau, cho đến khi hết số tiền ghi trên phiếu quà tặng, hay hết thời hạn sử dụng ghi trên Phiếu Quà Tặng tùy theo điều kiện nào đến trước.

Chợ xe cũ tê dại chỉ vì “chính chủ”

Cùng cảnh với chị Yến, anh Nguyễn Minh Tùng (quận Ba Đình) mặc dù tìm mọi cách “đẩy” chiếc Ecxiter 2010 để mua chiếc SH nhưng cả tuần chẳng ai buồn hỏi mua. Thậm chí khi anh chụp ảnh, đăng thông tin lên các trang rao vặt cũng không nhận được bất kỳ phản hồi hay cuộc gọi nào của khách.

Chợ xe cũ đã đìu hiu vì khó khăn kinh tế, phút chốc trở nên ngắc ngoải và tê liệt vì thông tin… chính chủ hay không chính chủ.

Cảnh đìu hiu tại chợ xe máy cũ Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Ảnh chụp chiều 13/11)

Hạ giá cũng chẳng ai mua

Ngày 13/11, có mặt tại một số địa điểm mua bán xe máy cũ trên địa bàn Hà Nội như phố Chùa Hà, chợ xe máy Dịch Vọng, đường Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy), chợ xe máy cũ Quảng An (Tây Hồ), PV Báo GĐ&XH ghi nhận được không khí ảm đạm chưa từng thấy.

Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) vốn nhộn nhịp là thế nhưng giờ vắng hoe không một bóng người mua. Người bán nếu không mang xe ra tút tát thì cũng tụ tập ngồi uống nước chè, tán gẫu với nhau.

Anh Thắng, một chủ cửa hàng ở đây cho biết: “Ngay từ mấy hôm trước khi Nghị định 71 có hiệu lực, doanh số bán xe tại cửa hàng giảm thấy rõ. Trước đây, bình thường ngày “lèo tèo” nhất tôi cũng bán được 2 chiếc, ngày cao điểm cũng “nhồi” được dăm, sáu chiếc xe máy cũ. Vậy mà, 5 ngày nay tôi không bán được chiếc nào, khách cũng chẳng thèm vào hỏi mua!”.

Chị chủ hàng cạnh bên cũng buồn rầu: “Trầm lắng là không khí chung rồi. Tôi đã giảm giá bán tới 2-3 triệu đồng/cái, chấp nhận chịu bán lỗ mà cũng không ai mua. Mấy ngày nay có vài khách ghé thăm nhưng họ chỉ qua xem rồi lại bỏ đi. Cái sự “chính” và không “chính chủ” đang “đập vỡ” nồi cơm của các tiểu thương mua, bán xe cũ”.

Dọc phố Chùa Hà - khu phố chuyên kinh doanh xe máy cũ - cảnh nhộn nhịp ngày trước đã không còn. Thời điểm làm ăn phát đạt, chỉ cần lượn xe qua đây, ngay lập tức cánh nhân viên săn hàng lại đổ xô ra đường gọi ơi ới: “Bán xe không anh/chị ơi?”. Thậm chí, các chủ hàng còn điều nhân viên tràn ra giữa đường tranh nhau chèo kéo khách nhưng giờ đây… chả ai buồn hỏi vì đầu ra èo uột.

“Hàng tồn cả đống, đi kèm là khối tiền “chết”, vậy thì ai còn muốn mua thêm? Cứ đà này thì chị chết đói mất em à! 3 ngày nay chưa bán được chiếc nào, cho dù chị đã chấp nhận lỗ vốn. Xe Nouvo bình thường 17 triệu, giờ chỉ bán 15 triệu, xe Click bán 25 triệu thì giờ chỉ 22 triệu mà cũng không ai thèm lấy” - chị Thanh, một chủ cửa hàng xe máy cũ ở đây than thở.

Ế ẩm lại phải… “lách”

Cùng cảnh với các tiểu thương chợ xe, những chủ phương tiện cũng không dễ dàng bán xe trong thời điểm hiện nay. Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Văn Sơn (quận Ba Đình) trong hành trình đi bán chiếc xe máy cũ “không chính chủ” của mình. Tới phố Chùa Hà, khi hỏi bán, ngay lập tức ông nhận được câu trả lời chưng hửng của chủ hàng: “Tạm thời không nhập thêm xe”.

Tại chợ Dịch Vọng, xe ông bị săm soi, xét nét bởi đội ngũ thợ sửa xe và cuối cùng được nghe phán một câu thẳng thừng: “Xe không chính chủ, 4 triệu thì đây mua”. Trên tuyến đường Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy), người mua xe lắc đầu. Ngán ngẩm với hành trình bán xe, ông Sơn phàn nàn: “Xe này tôi mới mua lại cách đây 3 tháng với giá gần chục triệu, có giấy tờ đàng hoàng. Giờ đem bán lại cứ nghĩ cũng phải được 7- 8 triệu. Ai dè…”.

Khi các ngõ ngách bàn tán về chuyện xe chính chủ và không chính chủ cũng là lúc chị Lê Hải Yến (quận Thanh Xuân) phải dẹp bỏ ý định đổi xe. Chị cho biết: “Tôi đang có ý định đổi xe vào thời điểm này nhưng với tình trạng này thì xe cũ bán ai mua? Với cái đà này thì tôi phải tích góp ít lâu nữa mới đủ tiền để mua xe mới. Còn chiếc xe cũ thì làm cái giấy “ủy quyền” cho cô em út đút cốp dùng tạm, khi bị công an “tuýt còi” thì lôi ra ứng cứu. Đang tính làm thì nghe tin sẽ chưa bị phạt. Chưa kịp thở phào vì đỡ làm cái món “ủy quyền” thì lại đâm đầu vào kiếm cho đủ tiền mua xe”.

Khảo sát tại đường Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy), chúng tôi được biết thêm một cách thức mới để lách luật: Khi bán xe chính chủ, người bán phải photo thêm một số các giấy tờ cá nhân như CMND. Chủ cửa hàng sẽ giữ lại những giấy tờ đó để chuyển cho người mua xe kế tiếp. Nếu bị CSGT “sờ gáy”, người mua xe đó chỉ cần đưa những giấy tờ đó ra để chứng minh là xe đi mượn và sẽ không bị phạt hành chính.